Hotline: 0903403013 - 0852450974

Địa chỉ: Căn B5+B6, Dự án khu nhà ở thấp tầng - Itasco, Lô A ô đất 1.14HH, đường Nguyễn Tuân, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Nhân sâm được coi là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe như kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa, giảm đường huyết, phòng chống ung thư… Tuy nhiên không phải ai cũng dùng được nhân sâm.

Vậy nhân sâm có tác dụng gì? Phân bố ở đâu? Liều lượng và cách sử dụng ra sao để đạt hiệu quả cao là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất.

cây nhân sâm

Tên khác: Viên sâm, dã nhân sâm…

Mô tả

Nhân sâm vốn được coi là một vị thuốc quý. Đây là một loại cây sống lâu năm, cao khoảng 0.6m, rễ mầm thành củ to. Lá mọc thành vòng, có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Với những cây mới trồng được khoảng 1 năm thì chỉ có một lá với 3 lá chét. Cây sống 2 năm thì cũng chỉ một lá với năm lá chét. Nếu 3 năm thì có 2 lá kép, 4 năm có 3 lá kép. Nếu 5 năm trở lên thì có 4 – 5 lá kép, tất cả đều có 5 lá chét hình trứng, mép lá chét có răng cưa sâu.

Bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi, cây nhân sâm mới có hoa, kết quả. Hoa xuất hiện vào mùa hạ. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành, hoa màu xanh nhạt, 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu hạ 2 núm. Quả mọng hơi dẹp to bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hạt. Hạt cây Nhân sâm năm thứ 3 chưa tốt. Thường người ta bấm bỏ đi đợt cây được 4 – 5 năm mới để ra quả và lấy hạt làm giống.

củ nhân sâm

Bộ phận dùng

Rễ (củ). Củ sắc vàng, nâu mềm, vỏ màu vàng có vân ngang, thẳng không nhăn nheo, cứng, có mùi thơm đặc biệt.

Phân bố

Nhân sâm được trồng nhiều nhất ở Triều Tiên, Hàn Quốc  miền Bắc của Trung Quốc, Hồng Công, một phần Bắc Mỹ…

Tại Việt Nam, sâm Ngọc Linh được biết đến với vị trí mọc ở nơi có độ cao từ 1200m trở lên, phát hiện trên núi Ngọc Linh tỉnh Kon Tum. Đây vốn là cây thân thảo lâu năm, cao từ 40 – 100cm, thân rễ có sẹo và có đốt, màu lục hoặc hơi tím, đường kính thân độ 4 – 8mm.

Thu hái

Nhân sâm có chiều dài thân và rễ khoảng từ 7 – 10cm, đường kính khoảng 2 – 3cm. Một số dòng nhân sâm có tổng chiều dài của rễ là khoảng 34cm, trọng lượng từ 40 – 120g. Có củ lên tới 300g. Vụ thu hoạch nhân sâm được thực hiện vào mùa thu, khoảng tháng 9, 10, khi đó toàn bộ chất dinh dưỡng tập trung vào phần rễ cây sâm do đó phải thu hoạch ngay để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Một mùa vụ thu hoạch lý tưởng nhất là vào năm thứ 6.

củ nhân sâm

Chế biến

– Theo Đông y Trung Quốc: Sâm thường dùng để ngâm rượu, ủ mềm, thái lát, lót giấy lên chảo sao nhỏ lửa.

– Ở Việt Nam: Hấp trong nồi cơm cho mềm, thái lát nhỏ, dùng sống. Hoặc tẩm nước gừng, sao gạo nế cho vàng rồi cho nhân sâm vào đảo qua, đảo thêm một lát là được.

– Sau khi bài chế có thể tán bột hoặc kết hợp với nhiều vị thuốc khác, sắc uống.

Bảo quản nhân sâm

Đậy kín, dưới lót vôi sống hay gạo rang, tránh bị sâu mọt ăn.

Thành phần hóa học của nhân sâm

Panaxatriol, panaxadiol, other panoxisdes, panaquilon, panaxin, gensenin, a-panaxin, proto-panaxadiol, protopanaxtriol, panacene, panaxynol, panaenic acid, panose, glucose, fructose, maltose, sucrose, nicotinic acid, riboflavin, thiamine.

củ nhân sâm

Tác dụng dược lý của nhân sâm

Theo y học cổ truyền

Nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, bổ tỳ ích phế, chỉ khát, an thần, tăng trí. Chủ trị các chứng khí hư dục thoát, mạch vi dục tuyệt, tỳ khí phế khí hư nhược, tân dịch tổn thương, khí huyết hư suy, rối loạn thần chí…

Theo y học hiện đại

– Chống mệt mỏi và tăng cường hệ miễn dịch: Trong thành phần của nhân sâm chứa nhiều dưỡng chất giúp duy trì nét thanh xuân, tăng sức đề kháng, năng lượng và phục hồi sức khỏe sau quá trình vận động mạnh.

– Cải thiện nhiều chứng bệnh: Nhân sâm giúp phòng và chống nhiều loại bệnh như: tiểu đường, dạ dày, tim mạch, huyết áp, xơ vữa động mạch, ung thư. Ngoài ra, sử dụng nhân sâm thường xuyên còn có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa thiếu máu, chống suy giảm thần kinh, ngăn chặn stress, tăng cường sinh lực…

– Tăng cường trí nhớ: Saponin có trong nhân sâm có tác dụng tốt với hệ thần kinh giúp cải thiện não bộ và tăng cường trí nhớ.

– Cải thiện sức khỏe tình dục: Tác dụng nữa không thể không nhắc tới đó là nhân sâm làm tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới, bổ khí huyết, an thần.

trà nhân sâm

– Phòng chống ung thư: thành phần chính trong nhân sâm là saponin có tác dụng gây ức chế sự lây lan và sản sinh các tế bào ung thư. Từ đó ngăn ngừa căn bệnh chết người này hình thành và phát triển.

– Ngoài ra, nhân sâm còn giúp hỗ trợ điều trị các chứng chân tay tê lạnh, cải thiện tình trạng cơ thể mới ốm dậy, trẻ em gầy yếu, chậm lớn. Cải thiện hệ tiêu hóa, thúc đẩy hệ miễn dịch, phòng chống lao, hen suyễn, giúp cơ thể phòng chống nhiều tác hại bên ngoài như: nóng, lạnh, tia bức xạ, hóa chất…

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 2-6g dạng thuốc sắc, thuốc bột, cao lỏng, rượu thuốc.

Những người không nên sử dụng nhân sâm

– Người yếu bụng thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài phân lỏng hoặc tiêu chảy thường xuyên không nên dùng. Với những người đang bị tiêu chảy cấp, dùng nhân sâm dễ nguy hiểm đến tính mạng.

– Người huyết áp cao không nên dùng nhân sâm.

– Phụ nữ có thai hoặc có khả năng mang thai, sau sinh, trong và sau kỳ kinh nguyệt tuyệt đối không nên sử dụng nhân sâm dễ gây nhiều hệ lụy.

nhân sâm

– Sức khỏe yếu và mất ngủ mà muốn dùng sâm, nên dùng liều lượng thấp vào buổi sáng.

– Người bị tiểu đường, mỡ máu, bệnh gút… cũng không nên dùng nhân sâm.

– Trẻ em chậm phát triển cơ thể, thể lực, kém ăn và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm. Không sử dụng cho trẻ dưới 4 tuổi. Một số hoạt chất có trong sâm có thể gây ngộ độc, hay kêu khóc, mặt nhợt nhạt, co quắp, thở gấp, tim đập nhanh, nôn mửa,…

Kết hợp nhân sâm với thuốc tây có thể gây tử vong

+ Thuốc chống đông máu: Với những người thường sử dụng các loại thuốc chống đông máu như: aspirin, ticlopidin, warfarin… nếu dùng đồng thời với nhân sâm sẽ dẫn tới tình trạng chảy máu nặng.

nhân sâm

+ Thuốc điều trị huyết áp cao: Nhân sâm vốn có tác dụng làm tăng huyết áp, việc sử dụng sâm khi đang uống thuốc điều trị cao huyết áp sẽ khiến quá trình điều trị trở nên vô dụng. Về lâu dài dễ dẫn đến tăng huyết áp kịch phát ở bệnh nhân, rất nguy hiểm.

+ Thuốc điều trị tiểu đường: Nhân sâm làm tăng cường chuyển hóa đường, tăng khả năng xâm nhập đường vào tế bào và dự trữ trong gan, vì thế có tác dụng hạ đường huyết trong máu rất nhanh. Nếu kết hợp với các loại thuốc trị tiểu đường sẽ gây ra tình trạng quá liều, gây hại cho cơ thể.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
/