Hotline: 0903403013 - 0852450974

Địa chỉ: Căn B5+B6, Dự án khu nhà ở thấp tầng - Itasco, Lô A ô đất 1.14HH, đường Nguyễn Tuân, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Kim ngân hoa vốn có tính hàn, vị đắng, ngọt, không độc. Dược liệu này có nhiều công dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu phong, trừ thấp.

Tên gọi khác: Ngân hoa, kim ngân hoa lộ, mật ngân hoa, ngân hoa thán, tế ngân hoa, thổ ngân hoa, tỉnh ngân hoa, song hoa, nhị hoa.

Tên khoa học: Lonicera japonica Thumb.

Thuộc họ: Cơm cháy (Caprifoliafeae)

kim ngân hoa khô

Mô tả

– Kim ngân hoa thuộc loại cây dây leo. Thân có chiều dài khoảng từ 9 – 10m, đường kính thân cây khoảng 1cm. Cây mọc nhiều cành, lúc còn nhỏ thân cây màu xanh, khi về già thân cây có màu đỏ.

– Lá cây kim ngân xanh quanh năm, dài khoảng 3 – 8cm, rộng từ 2 – 5cm. Đặc điểm của cây kim ngân là rất ít rụng lá, ngay cả cái rét của mùa đông cũng không làm lá cây rụng xuống.

– Hoa kim ngân có màu trắng, sau chuyển thành màu vàng nhạt, hoa có mùi thơ dễ chịu. Hoa mọc thành chùm ở các kẽ lá, mỗi kẽ có 2 bông. Tràng hoa cánh hợp dài 2 – 3cm chia làm 2 môi không đều nhau, một môi rộng lại chia thành 4 thuỳ nhỏ. Năm nhị đính ở họng tràng, mọc thò ra ngoài. Cây ra hoa vào khoảng tháng 3 – tháng 5.

– Quả kim ngân có hình cầu, mọng, màu đen.

Phân bố

Cây kim ngân có ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, các nước đông Bắc Mỹ hay Nhật Bản. Ở nước ta, cây kim ngân được tìm thấy tại nhiều tỉnh thành như: Cao Bằng, Lào Cai, Quảng  Ninh, Ninh Bình, một số vùng ở Hà Nội 2…

Ngày nay, loại cây này được người dân trồng để làm cảnh hoặc lấy bóng mát trước nhà do cây sống được trên nhiều địa hình cả đồng bằng và miền núi.

Bộ phận sử dụng

Hoa kim ngân và thân, cành, lá. Tuy nhiên hoa là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất.

cây kim ngân

Thu hái

Hoa được thu hái khi vừa chớm nở hoặc mới nụ. Hái vào lúc 9 – 10h sáng, khi đã ráo sương. Thân, cành và lá có thể thu hoạch quanh năm, đem phơi hoặc sấy khô.

Chế biến

Hoa phơi rồi sấy khô, thành phẩm có màu vàng ngà, mùi thơm đặc trưng.

Bảo quản

Kim ngân hoa dễ hút ẩm, biến màu, mốc… Vì thế, cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Tốt hơn hết là nên để trên cao, cách mặt đất hoặc dùng chút vôi bột bảo quản với liều lượng nhỏ dưới đáy bao.

Bào chế thuốc

– Hoa kim ngân tươi: Giã nát, chắt nước cốt đun sôi để uống

– Hoa dạng khô: Sắc lấy nước đặc hoặc sao rồi tán bột

– Ngâm rượu: Cứ 1 kg hoa kim ngân tươi hoặc khô đem ngâm với 5 lít rượu uống

kim ngân hoa khô

Thành phần hóa học

Hoa của cây kim ngân có chứa flavonoid thuộc nhóm navon là linocerin, inzitol, cryptoxanthin, carotenoid, auroxanthin. Phần thân, cành, lá có chứa: saponin, inosilol, luteolin, carotenoid là cryptoxanthin.

Tác dụng dược lý

Theo Y học cổ truyền:

– Thanh nhiệt, tiêu khát, giải độc, khu phong, trừ thấp.

– Chủ tri: mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy, dị ứng, sốt nóng, sốt rét, giang mai, tả lỵ, viêm tuyến vú, cảm cúm…

Theo y học hiện đại:

– Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc của kim ngân hoa có tác dụng ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, khuẩn lao… và nhiều loại nấm ngoài da, virus cúm.

– Tác dụng trên đường huyết: Một số nhà khoa học Trung Quốc đã thử nghiệm cho thỏ uống nước sắc hoa kim ngân. Kết quả là những con thỏ uống nước sắc có lượng đường huyết cao hơn hẳn và kéo dài 5 – 6 giờ mới trở lại bình thường so với những con không uống.

– Tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ: Năm 1966, giáo sư Đỗ Tất Lợi và các cộng sự đã nghiên cứu trên chuột lang và chỉ ra rằng nước sắc kim ngân có tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ.

kim ngân hoa khô

– Không chứa độc tố: Cùng nghiên cứu về tác dụng của kim ngân hoa, giáo sư Đỗ Tất Lợi cho biết, kim ngân hoa không có độc tố. Ông và các cộng sự đã cho chuột thực nghiệm uống rất nhiều nước sắc kim ngân hoa với hàm lượng gấp 150 lần so với liều điều trị cho người. Kết quả, khi giải phẫu cơ thể chuột, ông và mọi người nhận thấy các bộ phận đều bình thường.

Ứng dụng để điều trị một số chứng bệnh

+ Rối loạn tiêu hóa bao gồm: đau và sưng (viêm) ruột non, viêm ruột và kiết lỵ

+ Nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm: cảm lạnh, cúm, viêm phổi

+ Nhiễm khuẩn

+ Viêm não

+ Sốt

+ Vết loét

+ Giang mai.

Ngoài ra, cây kim ngân còn được sử dụng để chữa các chứng rối loạn nước tiểu, đau đầu, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp và ung thư. Một số người sử dụng cây kim ngân để tăng tiết mồ hôi, làm thuốc nhuận tràng, chống ngộ độc, ngừa thai, thoa lên da để điều trị viêm, ngứa và diệt vi trùng.

kim ngân hoa khô

Cách dùng và liều lượng

Mỗi ngày dùng 4 – 6g hoa kim ngân dạng thuốc sắc, cao hay rượu thuốc. Nếu dùng lá và thân thì mỗi ngày 10 – 12g.

Lưu ý khi sử dụng kim ngân hoa

Nhìn chung sử dụng hoa và lá kim ngân với liều lượng thích hợp sẽ rất ít khi gặp tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng:

+ Rối loạn tiêu hóa: Thân và lá cây kim ngân rất giàu saponin, kích ứng đường tiêu hóa, gây nôn, tiêu chảy.

+ Viêm da: Kim ngân hoa có thể tạo ra viêm da hoặc kích ứng khi tiếp xúc với cây tươi kim ngân hoa.

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ nếu:

– Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ

– Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác

– Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây kim ngân hoặc các loại thuốc, thảo mộc khác

– Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác

– Bạn bị dị ứng với bất kỳ yếu tố nào như: thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay lông động vật…

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
/