Hotline: 0903403013 - 0852450974

Địa chỉ: Căn B5+B6, Dự án khu nhà ở thấp tầng - Itasco, Lô A ô đất 1.14HH, đường Nguyễn Tuân, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Vốn được coi là chúa tể của các loại hoa về hương sắc, hoa hồng còn được sử dụng là một loại thảo dược với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trong Đông y, người ta sử dụng nụ hoa hồng sấy khô để tạo ra các bài thuốc chữa trị mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, viêm da, đau bụng…

Hoa hồng có vị ngọt, tính đắng. Tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, giảm sưng đau. Hoa còn được dùng để chữa trị chứng kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, viêm mủ trên da, đinh nhọt, bệnh bạch hầu lao cổ.

nụ hồng khô

Có rất nhiều loại hoa hồng. Tuy nhiên, Đông y thường sử dụng hoa hồng đỏ và trắng để làm thuốc. Để làm dược liệu, người ta thường hái những đóa hoa vừa chớm nở hoặc thu hái nụ hoa. Khi hái về, đem phơi trong bóng râm cho khô và cất vào lọ kín.

Tên khoa học: Rosa chinensis Jacq, thuộc họ Hoa hồng Rosaceae.

Mô tả:

Cây bụi mọc thẳng đứng, cao khoảng từ 0,5 – 1,5m. Cành non có gai cong, lá kép lông chim khoảng từ 5 – 7 lá, nhẵn 2 mặt, hình bầu dục mũi mác; lá kèm dính liền với cuống tạo thành những cánh hẹp, có răng tuyến nhỏ.

Hoa tụ thành từng cụm ở ngọn hoặc mọc đơn độc ở khe lá. Hoa to với nhiều màu sắc như: trắng, hồng, đỏ. Hoa có mùi thơm dễ chịu. Đế hoa lõm mang 5 – 6 lá đài, 5 cánh hoa, nhiều nhị và lá noãn rời. Cây ra hoa quanh năm, nhưng chủ yếu tập trung khoảng tháng 5 – 9.

nụ hoa hồng

Bộ phận sử dụng: Hoa, nụ. Phần rễ và lá cũng được dùng nhưng ít hơn. Sử dụng ở cả 2 dạng tươi và sấy khô.

Phân bố và thu hái:

Cây sống nhiều ở khu vực Đông Á. Thu hái nụ, hoa và khoảng từ tháng 5 – 9. Rễ cây thu hoạch vào mùa xuân thu, rửa sạch phơi khô. Lá cây dùng tươi.

Thành phần hóa học:

Trong hoa có dầu với tỷ lệ 0,013-0,15% mà thành phần chủ yếu gồm l-citronellol 23,89, geraniol 12,78, phenethyl alcol 16,36, steroptenes 22,1%.

Tính vị, tác dụng:

Hoa hồng có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng.

dược liệu nụ hoa hồng

Lợi ích đem lại từ hoa hồng

Dưỡng đẹp da

Bên trong hoa hồng có chứa lượng lớn vitamin C, người ta so sánh trong 1 bông hoa hồng chứa lượng vitamin C nhiều hơn so với 6 quả cam. Vì vậy, loại hoa này có tác dụng giúp làn da trở nên căng mịn, tươi trẻ, đẩy lùi lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn, giúp da sáng khỏe hơn.

Ngoài ra, hoa hồng còn giúp hỗ trợ hệ miễn dịch sản sinh nhiều collagen nhằm tăng cường  tế bào da khỏe mạnh. Đồng thời, nước trà từ hoa hồng có chứa chất chồng viêm giúp ngăn ngừa viêm nhiễm trên da hiệu quả.

Hỗ trợ giảm cân

Trong thành phần của hoa hồng không chứa bất cứ loại chất béo nào nhưng vẫn cung cấp đầy đủ nguồn calo lành mạnh. Việc sử dụng trà hoa hồng hàng ngày giúp xoa dịu cơn đói và hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân của cơ thể.

Kích thích ham muốn

Hoa hồng vốn được coi là biểu tượng của tình yêu không chỉ bởi vẻ đẹp mà còn bởi khả năng làm tăng cường ham muốn tình dục một cách tự nhiên. Nhiều chuyên gia y tế của Ấn Độ đã chỉ ra rằng trong thành phần tinh dầu của hoa hồng có tác dụng lên hệ thần kinh, giúp an thần và làm con người trở nên phấn chấn, tăng nhu cầu tình dục.

Trị mụn trứng cá

Hợp chất phenyl ethanol (hợp chất sát khuẩn) có trong hoa hồng mang đặc tính kháng viêm hiệu quả. Chính vì vậy, hoa hồng còn được chế biến thành trà để uống hoặc nước bôi mặt giúp ngừa mụn trứng cá. Không chỉ có vậy, dung dịch nước hoa hồng xoa thường xuyên lên mặt còn có tác dụng cung cấp nước cho làn da, tránh bị khô và ngừa lão hóa cho da.

cánh hoa hồng khô

Giảm căng thẳng & trầm cảm

Tác dụng an thần của tinh dầu hoa hồng nhắc đến ở trên giúp làm giảm căng thẳng. Hương hoa hồng tự nhiên sẽ giúp loại bỏ các triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng, bồn chồn hay cáu kỉnh.

Nhiều chị em sử dụng cánh hoa hồng để thả vào nước ấm để tắm, với tác động của nhiệt, hương thơm từ loài hoa này tỏa ra giúp bạn thư giãn cơ thể và tâm trí.

Hỗ trợ giảm chảy máu cho trĩ

Cánh hoa hồng giàu chất xơ, nước và nhiều khoáng chất giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, hoa hồng còn được biết đến với công dụng hạn vế và ngăn ngừa tình trạng chảy máu do trĩ.

Bằng cách lấy một nắm cánh hoa hồng, thêm khoảng 50 ml nước và nghiền nát chúng trong một cái cối và chày cho đến khi nó tạo thành một dung dịch đậm. Uống vào buổi sáng trong 3 ngày để giảm triệu chứng đau rát khi bị chảy máu trĩ.

Làm lành vết thương

Đây là loài hoa được sử dụng nhiều nhất trong các chế phẩm làm đẹp, làm se lỗ chân lông, giúp cân bằng dầu trên da nhờn, làm sáng da, kể cả đối với da nhạy cảm. Tinh chất từ cánh hoa hồng chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa có tác dụng làm dịu da kích ứng và ngứa.

Dưỡng môi tự nhiên

Hoa hồng có công dụng tuyệt vời đối với làn da và tâm trạng, nó có tác dụng làm hồng môi khi bạn bị thâm môi do sử dụng son thường xuyên. Việc dùng hoa hồng vừa có tác dụng tẩy tế bào chết trên da và làm mềm môi, cung cấp độ ẩm cho môi trở nên mềm mại.

nụ hoa hồng

Một số bài thuốc từ hoa hồng

Hoa hồng đỏ

Theo Đông y, hoa hồng vị ngọt, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Hoa hồng đỏ (hay mai khôi hoa) dùng làm huyết mạch lưu thông, chữa kinh nguyệt không đều, đau ở vùng bụng dưới, vết sưng tấy, đinh nhọt và viêm mủ da, bệnh bạch cầu.

Làm đẹp da mặt: Lấy 20g hoa hồng đỏ, rửa sạch cho vào chậu nước ấm để khoảng 10 đến 15 phút. Sau đó rửa mặt mỗi ngày giúp làn da căng mịn, sạch bụi bẩn. Cũng có thể lấy nước hoa hồng để tắm. Làm kiên trì, da sẽ mịn màng, tươi mát.

Chữa lở miệng do nóng: Ngâm bột hoa hồng đỏ 5g với 25ml rượu trắng trong 24 giờ. Đun nhỏ lửa cho rượu bay hơi, đến khi còn sền sệt thì cho thêm 30g mật ong vào đun nhẹ, khuấy đều rồi để nguội. Dùng tăm bông sạch thấm thuốc bôi vào chỗ đau, ngày 2 – 4 lần. Dùng liền 5 ngày.

Hoa hồng trắng

Hoa hồng trắng chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu, ngoài ra còn có tác dụng nhuận tràng.

Chữa táo bón do nhiệt: Hoa hồng trắng còn tươi hoặc khô 20 – 40g, hãm với 100ml nước sôi trong 15 – 20 phút, có thể thêm 1/2 thìa mật ong hoặc đường, uống 2 -3 lần trước bữa ăn. Uống liền 10 ngày, có thể nhắc lại liệu trình mới.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hoa hồng bạch 9 – 15g, sắc uống hằng ngày hoặc hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà.

Chữa ho, khái huyết do phế hư: Hoa hồng bạch 15g, đường phèn lượng đủ dùng, sắc hoặc hấp uống hàng ngày, uống còn nóng. Uống liền 1 tuần.

Chữa mụn nhọt sưng tấy (chưa vỡ mủ): Hoa hồng trắng 20g rửa sạch, giã nát đắp lên mụn sẽ tiêu.

Nếu trẻ em ho do lạnh có thể lấy cánh hoa hồng bạch còn tươi 15g, một quả quất chín (bỏ cuống), 1/2 thìa mật ong hoặc đường phèn. Cho tất cả vào chén nhỏ hoặc bát nhỏ, hấp cơm hoặc chưng cách thuỷ. Đem ra nghiền nát, trộn đều rồi gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Những người tỳ vị hư yếu hoặc có thai không được dùng. Cần chọn hoa hồng không có thuốc bảo vệ thực vật.

Lưu ý: Các thông tin trên mang tính chất tham khảo. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng loại dược liệu này để chữa bệnh vui lòng tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 5]
/