Hotline: 0903403013 - 0852450974

Địa chỉ: Căn B5+B6, Dự án khu nhà ở thấp tầng - Itasco, Lô A ô đất 1.14HH, đường Nguyễn Tuân, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Huyết áp cao là chứng bệnh thường gặp ở những người béo phì hay lớn tuổi. Sự gia tăng huyết áp dễ gây tổn thương mạch máu và nguy cơ dẫn đến đột quỵ hay biến chứng như: hôn mê, liệt, thậm chí là tử vong.

Trà thảo dược hạ huyết áp là một dạng thuốc Đông y được điều chế bằng những loại dược liệu có công dụng giảm huyết áp. Một số đơn vị điều chế thành từng túi nhỏ, dùng dưới dạng hãm uống. Số khác được điều chế phối hợp nhiều thảo dược với nhau thành một gói trà, dễ sử dụng.

Dưới đây, chúng tôi xin điểm danh 1 số loại trà thảo dược hạ huyết áp nhanh, hiệu quả bạn có thể tham khảo và sử dụng:

Nụ hoa hòe

trà thảo dược hạ huyết áp nụ hòe

Hoa hòe vốn là một dạng cây thân gỗ, trồng lấy nụ hoa làm thuốc. Nụ cây hoa này chứa nhiều chất rutin, là chất có công dụng làm tăng sự co bóp của tim và giảm tính thẩm thấu mao mạch, làm tăng độ bền thành mạch. Nụ hoa hòe dùng để pha trà hạ huyết áp, liều lượng mỗi ngày từ 4 – 12g dạng nước hãm hoặc kết hợp với một số thành phần thảo dược khác làm thuốc hay trà.

Cây cỏ ngọt

trà thảo dược hạ huyết áp cỏ ngọt

Là loại cây thân thảo, tùy từng địa phương lại có các tên gọi khác nhau, chẳng hạn như: cỏ đường, cỏ mật, cúc ngọt… Cây được trồng làm thuốc hoặc một số chế phẩm như: nước ngọt, trà thảo mộc…Thành phần chủ yếu của cây cỏ ngọt là chất đường năng lượng thấp, có độ ngọt gấp nhiều lần so với mía đường. Loại cây này được dùng thay thế cho đường mía, đặc biệt thích hợp cho những người đang phải kiêng đường.

Thông thường, cỏ ngọt được phối hợp với nhiều thảo dược khác để chế biến thành trà thảo dược hạ huyết áp, tiểu đường hay béo phì. Cỏ ngọt giúp làm giảm cảm giác thèm ăn, giúp giảm đau đầu, lợi tiểu và cân bằng huyết áp.

Dừa cạn

trà thảo dược hạ huyết áp dừa cạn

Dừa cạn là cây thân thảo, trước mọc hoang ở nhiều nơi, nay được tận dụng làm cây cảnh. Cây dừa cạn với các tên gọi khác như: trường xuân hoa, cây sừng dê (dương giác), cây bông dừa, cây hoa hải đăng, cây nhật tân, cây tứ thời hoa (do cây này ra hoa gần như quanh năm).

Tất cả các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc. Dừa cạn có tính mát, vị hơi đắng với công dụng lưu thông máu, hạ huyết áp và lợi tiểu. Sử dụng khoảng 10 – 20g dược liệu dừa cạn khô mỗi ngày ở dạng nước sắc hay trà để làm giảm huyết áp.

Cây sen

trà thảo dược hạ huyết áp từ cây sen

Sen là loại cây phổ biến thường mọc tại các ao hồ, đầm lầy. Người ta thu hái sen về lấy hạt, phơi khô, lấy mầm giữa hạt hay còn gọi là tâm sen. Tâm sen có tác dụng giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp hiệu quả. Tâm sen có vị đắng, tính hàn. Liều dùng trung bình khoảng từ 1,5 – 3g mỗi ngày dưới dạng trà hoặc thuốc sắc.

Hoa cúc hay cúc hoa

trà thảo dược hạ huyết áp hoa cúc

Hoa cúc dùng làm trà thường là 2 loại: hoa cúc trắng và hoa cúc vàng. Trong thành phần của hoa cúc bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất như: vitamin A, cholin, adenin… Hoa cúc có vị ngọt, tính mát, hơi đắng, tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, thải độc gan, dễ ngủ. Trà hoa cúc dùng trong các trường hợp sau: hoa mắt, chóng mặt, hạ huyết áp. Liều dùng từ: 8 – 12g/ ngày dưới dạng trà hay thuốc sắc  uống.

Các dược liệu kể trên có tác dụng hạ huyết áp nhanh, hiệu quả. Bạn có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp nhiều vị thuốc với nhau nhằm gia tăng tác dụng trị bệnh. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
/