Hotline: 0903403013 - 0852450974

Địa chỉ: Căn B5+B6, Dự án khu nhà ở thấp tầng - Itasco, Lô A ô đất 1.14HH, đường Nguyễn Tuân, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Bạch linh là một loại nấm ký sinh quanh rễ cây thông. Đây là một vị thuốc có công dụng kiện tỳ, lợi thủy, hòa vị và trừ thấp rất tốt. Dược liệu này thường được sử dụng để điều trị chứng tiểu khó, mất ngủ, suy nhược cơ thể, ăn uống không tiêu, đau bụng, tiêu chảy…

Tên gọi khác: Phục linh, Bạch phục linh, Nấm lỗ…

Tên khoa học: Poria cocos

bạch linh

Mô tả dược liệu

Đặc điểm

Bạch phục linh là loại nấm ký sinh xung quanh rễ cây thông. Loại nấm này có hình khối nặng khoảng từ 3 – 5kg, một số có thể nhỏ hơn, khoảng bằng nắm tay. Mặt ngoài của chúng có màu nâu hoặc nâu đen, bề mặt lồi lõm với nhiều nếp nhăn.

Bộ phận sử dụng

Toàn bộ cây nấm bạch linh đều được dùng làm thuốc. Được chia thành các dạng như sau:

+ Phục linh bì: Lớp ngoài cùng của nấm, vỏ ngoài thường có một mặt màu trắng/ nâu nhạt và một mặt màu nâu đen.

+ Phục linh khối: Phục linh khối là phần còn lại của nấm phục linh sau khi tách vỏ ngoài. Phục linh khối thường có màu nâu nhạt, hồng nhạt hoặc màu trắng.

bạch linh

+ Xích phục linh: Là phần màu đỏ hoặc nâu nhạt của nấm.

+ Bạch phục linh: Là phần màu trắng bên trong của nấm.

+ Phục thần: Là phần nấm ôm lấy đoạn rễ của cây thông.

Phân bố

Loại nấm này chủ yếu xuất hiện ở Trung Quốc. Đến năm 1977, người ta tìm thấy nấm bạch linh ở Đà Lạt nhưng số lượng còn hạn chế, chưa được khai thác nhiều.

Thu hái

Nấm phục linh được thu hái vào khoảng tháng 7 – 9 hàng năm. Sau khi thu hái đem về loại bỏ đất cát và các loại tạp chất, tiếp đó chất thành đống cho ra hết mồ hôi.

Sơ chế

Rải nấm ra khu vực thoáng mát để làm se mặt nấm, sau đó chất đống và phơi thêm cho đến khi bề mặt trở nên nhăn nheo. Tiếp đó đem phơi ở nơi thoáng gió cho khô hoàn toàn.

bột bạch phục linh

Bảo quản

Bảo quản nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp.

Thành phần hóa học

Bạch phục linh chứa nhiều hợp chất triterpenoid, chất khoáng, beta-pachyman, protein, histamine, mỡ, gum, beta-pachymanase, adenine, lipase,…

Tác dụng của dược liệu bạch linh

Theo Đông y

Bạch linh có công dụng an thần, kiện tỳ, hòa vị, trừ thấp, lợi thủy.

Chủ trị: Tỳ khí hư nhược, tiểu tiện khó, mất ngủ, đàm ẩm, nhịp tim nhanh, tiêu chảy, phù nề, chứng thấp nhiệt (viêm bàng quang, chướng bụng), yếu tim.

Theo nghiên cứu hiện đại

Nấm bạch linh có tác dụng bảo vệ gan, hạ đường huyết, giảm nguy cơ loét bao tử. Thành phần polysaccharide trong dược liệu có tác dụng tăng cường miễn dịch, kháng tế bào ung thư, lợi tiểu và an thần.

bạch phục linh

Ngoài ra, nước sắc từ nấm phục linh còn có tác dụng ức chế trực khuẩn biến dạng, trực khuẩn đại tràng, xoắn khuẩn và tụ cầu vàng. Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra bạch phục linh có tác dụng sau:

+ Tác dụng lợi tiểu:

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong dịch chiết xuất từ bạch phục linh có tác dụng làm tăng nước tiểu trên thỏ.

+ Tác dụng chống nôn:

Khả năng chống nôn của phục linh chủ yếu liên quan nhóm triterpene với hoạt chất điển hình là acid pachymic.

+ Tác dụng kháng khuẩn:

Nước sắc phục linh có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu, enterococcus (chủng vi khuẩn hàng đầu gây nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện), xoắn khuẩn.

+  Thử lâm sàng chữa ung thư:

Dịch chiết phục linh dành cho các bệnh nhân ung thư giúp người bệnh ăn ngon hơn, nâng cao chức năng miễn dịch, bảo vệ tủy xương, cải thiện chức năng gan thận, tăng hiệu quả xạ trị với ung thư vòm họng… Theo một số tài liệu của Trung Quốc, phục linh còn giúp tăng cường miễn dịch, an thần, chống loét dạ dày, hạ đường huyết…

Tính vị, công năng, công dụng

Bạch phục linh có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm, an thần. Phục linh được dùng để chữa bệnh trong nhiều trường hợp. Mỗi bộ phận của bạch linh đều có tác dụng rất riêng biệt:

– Phục linh bì tác dụng thiên về lợi tiểu, chống phù.

bạch phục linh

– Xích phục linh có tác dụng hành thủy, lợi thấp nhiệt.

– Bạch phục linh ngoài lợi thủy trừ thấp còn có tác dụng bổ tỳ, chữa bụng đầy chướng, tiêu chảy, tỳ hư, kém ăn, thuốc bổ toàn thân chữa suy nhược, hoa mắt, di mộng tinh, an thần, chữa hồi hộp, mất ngủ, tinh thần suy nhược. Vì vậy phục linh dùng tốt trong các trường hợp kém ăn, khó tiêu hóa trong nhiều chứng bệnh, trong đó có chứng táo bón lâu ngày, táo bón chảy máu.

Một số bài thuốc dân gian có chứa phục linh:

1. Chữa phù thũng

Phục linh bì, trần bì, đại phúc bì, tang bạch bì, vỏ gừng sống mỗi vị 16g. (Có thể vỏ hướng dương 16g, mộc thông 16g vào sắc uống cùng) – Trích theo Nam dược thần hiệu.

2. Chữa suy nhược cơ thể kèm theo tiêu chảy kéo dài do tỳ hư:

Bài thuốc Hương sa lục quân: Bạch linh, bạch truật, đảng sâm mỗi vị 10g, cùng với cảm thảo chích 3g, trần bì 5g, bán hạ (chế với gừng) 5g, mộc hương, sa nhân đều 4g.

Tất cả tán bột mịn trộn với nước gừng làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống từ 4 – 8g tùy theo tuổi.

3. Chữa cơ thể suy nhược, mệt mỏi, gầy yếu

Bạch linh, nhân sâm, bạch truật đều 16g, cam thảo 8g. Sắc kĩ chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.

bạch phục linh

Cách dùng – liều lượng

Bạch linh được sử dụng ở dạng hoàn, tán và sắc, có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với các dược liệu khác tùy vào mục đích sử dụng. Liều dùng được khuyến cáo là: 6 – 12g/ ngày.

Lưu ý khi dùng nấm bạch linh

Một số tác dụng phụ khi sử dụng bạch linh với liều lượng lớn đó là: tiểu quá nhiều, sa trực tràng, sa dạ dày. Không nên dùng giấm khi đang sử dụng bài thuốc và món ăn từ nấm phục linh.

Bạch linh là vị thuốc quý nên có giá thành khá đắt đỏ. Vì vậy khi chọn mua , bạn nên lựa chọn cơ sở kinh doanh uy tín để tránh tình trạng mua phải dược liệu giả và kém chất lượng. Bên cạnh đó, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
/