Hotline: 0903403013 - 0852450974

Địa chỉ: Căn B5+B6, Dự án khu nhà ở thấp tầng - Itasco, Lô A ô đất 1.14HH, đường Nguyễn Tuân, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Kỷ tử vốn là một trong những vị thuốc phổ biến trong ngành y học cổ truyền phương Đông. Với kích thước nhỏ bé, song loại dược liệu này đem đến những công dụng “thần kỳ” giúp bảo vệ và bồi bổ sức khỏe cho con người.

Kỷ tử có tác dụng chống suy nhược, cải thiện thể trạng và phục hồi năng lượng. Đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi nhiều loại bệnh.

Kỷ tử là gì?

Kỷ tử có tên khoa học là Lycium barbarumL, thuộc loại quả mọng. Hay tên gọi khác là câu kỷ tử, khởi tử, thiên tinh, địa tiên, khước lão…Phần dùng làm thuốc: quả khô rụng (một số khác dùng quả tươi).

câu kỷ tử

Đặc điểm của câu kỷ tử

Cây câu kỷ tử thường mọc thành bụi, có độ cao khoảng 0,5 – 1m, nhiều cành nhỏ. Lá mọc thành hình vòng, cuống ngắn, hình mũi mác; gai mọc ở kẽ lá. Hoa của loại cây này nhỏ, cuống dài. Quả căng mọng, nhẵn; chín có màu đỏ sẫm đẹp mắt. Bên trong có các hạt thân dẹt.

Mô tả dược liệu: Quả khô câu kỷ tử có hình bầu dục dài khoảng 0,5 – 1cm, đường kính >0,2cm. Vỏ quả có màu đỏ tươi hoặc tím đỏ, mặt ngoài nhăn, bên trong có nhiều hạt hình tạng thận vàng. Một đầu quả có vết của cuống, không mùi, vị ngọt, hơi chua, sau khi nếm nước bọt có màu vàng hồng.

Phân bố, thu hái & chế biến

Cây kỷ tử xuất hiện tại nhiều nước châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc… Ở Việt Nam, một số tỉnh phía Bắc đã bắt đầu trồng được loại cây này để lấy quả.

câu kỷ tử

Kỷ tử được trồng bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Sau khoảng 3 năm sẽ cho thu hoạch, vòa thời điểm từ tháng 8 – 10  hàng năm, khi quả chín đỏ.

Sau khi thu hái, người ta đem phơi quả này trong bóng râm đến khi vỏ nhăn thì đem ra ngoài nắng to. Quả tươi có thể dùng để ngâm rượu hoặc sấy khô hay tán bột, sử dụng với từng mục đích cụ thể.

Thành phần hóa học của câu kỷ tử

Kỷ tử có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể như: vitamin A, C, kẽm, sắt, chất xơ và nhiều hợp chất chống oxy hóa. Chưa dừng lại ở đó, trong kỷ tử còn có chứa 8 loại axit amin thiết yếu, lượng protein cao.

Công dụng dược lý của kỷ tử

Trong Đông y, kỷ tử đóng vai trò như một vị thuốc quan trọng, có vị ngọt, tính bình, tác động vào 3 kinh: can, thận, phế. Thường được sử dụng để chữa hoa mắt chóng mặt, can thận âm suy, chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, di tinh…

Y học hiện đại đã chỉ ra rằng trong câu kỷ tử chứa nhiều dưỡng chất làm tăng cường hệ miễn dịch, giảm mỡ máu, ngăn chặn lão hóa…

Tác dụng của câu kỷ tử

Tăng cường thị lực

Zeaxanthin trong quả kỷ tử là chất chống oxy hóa đặc biệt, tốt cho mắt, là giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng ở người già một cách tự nhiên.

Cải thiện khả năng tình dục

Kỷ tử đã được chứng minh giúp làm gia tăng lượng testosterone, làm thúc đẩy số lượng cũng như khả năng di chuyển của tinh trùng, kéo dài thời gian cương cứng.

câu kỷ tử

Giảm cân

Câu kỷ tử giàu chất dinh dưỡng, nhưng hàm lượng calo thấp nên những ai đang trong chế độ ăn kiêng, giảm cân đều không nên bỏ qua loại quả này trong thực đơn. Hơn nữa, trong kỷ tử chứa hàm lượng chất xơ dồi dào giúp bảo vệ vòng eo của bạn trước sự tấn công của mỡ thừa.

Ngăn ngừa chứng trầm cảm

Câu kỷ tử được biết đến là loại quả chứa nhiều vitamin đã được nền y học cổ truyền xa xưa sử dụng trong các bài thuốc giúp an thần và ngăn ngừa bệnh trầm cảm. Từ đó có tác dụng giải quyết các vấn đề về rối loạn lo âu hay căng thẳng quá mức.

Thải độc gan

Dân gian truyền lại rằng, câu kỷ tử rất có lợi cho gan, thận và hỗ trợ chức năng phục hồi cơ thể. Đặc biệt khả năng đào thải các độc tố và làm sạch gan.

Tăng cường hệ miễn dịch

Nhiều loại vitamin có trong câu kỷ tử mang trọng trách tăng cường hiệu quả của các loại vắc xin phòng cúm. Từ đó làm ngăn chặn con đường tấn công của nhiều loại virus.

Giúp giảm đau

Với đặc tính kháng viêm, kỷ tử có tác dụng giúp đẩy lùi các cơn đau khớp ở những người lớn tuổi.

Dưỡng da

Câu kỷ tử có tác dụng đẩy lùi sự xuất hiện của các hắc sắc tố gây hại cho da. Kỷ tử giàu vitamin C, các loại axit amin và beta carotene mang đến làn da trắng hồng, mịn màng, không tỳ vết.

Ổn định huyết áp

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong kỷ tử có chứa hợp chất polysacarit, giúp chống cao huyết áp nên có khả năng ngăn ngừa các bệnh ký liên quan.

Cách sử dụng câu kỷ tử

Câu kỷ tử có nhiều cách thức khác nhau để sử dụng và làm thỏa mãn từng nhu cầu riêng. Một số cách sử dụng câu kỷ tử thông dụng như sau:

Pha trà kỷ tử

Trà kỷ tử được biết đến là thức uống vô cùng tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày chỉ cần dùng khoảng 15g kỷ tử nấu cùng nước sôi, để trong bình kín, chờ 15 – 20 phút sẽ có ngay thứ nước thơm ngon, bắt mắt. Có thể kết hợp trà kỷ tử với một số vị thảo dược khác để tăng cường sức khỏe.

câu kỷ tử

Chuẩn bị từ 10g kỷ tử và 10g hoa cúc khô, đem rửa thật sạch, đổ vào ấm, rót nước sôi và chờ khoảng từ 2 – 3 phút và thưởng thức.

Hoặc cách làm khác đó là sử dụng: câu kỷ tử khô, chè khô, táo đỏ, long nhãn, mật ong và nước sôi. Đầu tiên, đổ chè khô vào ấm, tráng qua nước sôi một lượt và chắt nước. Sau đó, bỏ kỷ tử, long nhãn, táo đỏ vào ấm, rót nước sôi từ từ. Đậy nắp và chờ khoảng 10 phút. Có thể thêm chút mật ong hoặc không, tùy thích.

Ngâm rượu kỷ tử

Ngâm rượu cũng là cách sử dụng kỷ tử được nhiều người ưa chuộng. Dùng khoảng 600g kỷ tử nguyên quả hoặc giã nhỏ, bỏ vào bình thủy tinh sạch, đổ khoảng 2 lít rượu trắng. Đậy nắp và ngâm trong 1 tháng là dùng được. Uống mỗi lần khoảng 3 ly nhỏ, khoảng 25ml giúp tăng cường sức khỏe, đặc biệt là nam giới.

Nấu cháo kỷ tử

Với những người có thể trạng yếu ớt muốn bồi bổ cơ thể, có thể nấu cháo kỷ tử với gạo tẻ hoặc thêm một số nguyên liệu khác theo sở thích.

Đối tượng sử dụng kỷ tử

Những ai nên dùng

Kỷ tử phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó phải kể đến những người có thể trạng gầy yếu, chức năng sinh lý kém. Những người già mắt mờ, tê mỏi chân tay, người thừa cân béo phì…

câu kỷ tử

Người không nên sử dụng kỳ tử

Một số bệnh nhân đang dùng thuốc làm loãng máu warfarin, thuốc trị huyết áp, tiểu đường. Những người bị dị ứng phấn hoa, bà bầu, mẹ sau sinh đang cho con bú… Cần thận trọng với những bệnh nhân tỳ vị hư yếu, tiêu chảy kéo dài.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
/